Trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ngành Cơ khí là một trong những ngành đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Với nhu cầu nguồn nhân lực lớn, sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ khí có cơ hội tìm được việc làm phù hợp cực kỳ cao. Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Cơ khí trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Ngành Cơ khí là gì?
Ngành Cơ khí là một ngành học đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Để máy móc và các thiết bị phục vụ trong quá trình sản xuất sản phẩm có thể hoạt động tốt thì cần đến sự tham gia của các kỹ sư cơ khí. Ngành Cơ khí hay còn gọi là ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là khối ngành liên quan đến việc áp dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật, khoa học vào trong quá trình thiết kế, chế tạo, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc nằm trong hệ thống cơ khí để phục vụ ngành công nghiệp sản xuất.
Hiểu một cách đơn giản thì ngành Cơ khí chính là ngành học tập trung vào quá trình tìm hiểu chuyên sâu những thứ có liên quan đến chế tạo, quản lý và sửa chữa các sản phẩm cơ khí. Cụ thể sản phẩm cơ khí chính là những động cơ bên trong các thiết bị điện tử.
Ngành Cơ khí học gì?
Sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cơ sở về chế tạo cơ như: Thiết kế, chế tạo, gia công và thử nghiệm các sản phẩm cơ khí, vận hành, lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống cơ khí và xử lý các vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị điện tử trong quy trình sản xuất. Chương trình học sẽ chú trọng việc tích hợp lý thuyết với thực hành, bao gồm đào tạo phương pháp đọc và vẽ kỹ thuật, công nghệ CAD/ CAM/ CNC/ CAE, giao diện robot,…
Bên cạnh đó, một số môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ khí gồm:
- Kỹ thuật cơ khí
- Cơ khí
- Điện tử kỹ thuật
- Điện
- Cơ khí hóa
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật xây dựng
Trong quá trình học, sinh viên theo học ngành Cơ khí sẽ được yêu cầu tham gia thực tập tại các nhà máy, xưởng sản xuất hay công ty cơ khí để có cái nhìn thực tế về ngành này cũng như cơ hội để thực hành một số kiến thức trong quá trình học tập và hoàn thành chương trình học.
Các chuyên ngành thuộc ngành Cơ khí
Các chuyên ngành thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí, bao gồm:
Cơ khí động lực: Đây là một ngành khoa học công nghệ, áp dụng các nguyên lý vật lý, khoa học, kỹ thuật, vật liệu,… để phân tích, đánh giá, thiết kế, chế tạo, bảo trì và bảo dưỡng các loại máy móc, hệ thống cơ khí. Nhất là đối với ô tô và thiết bị động lực, chuyên ngành này sẽ liên quan chủ yếu đến quá trình thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc.
Cơ khí chế tạo máy: Đây là ngành chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc các vật dụng có ích, phục vụ cho công việc thiết kế trong các lĩnh vực như máy móc, thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay,…
Cơ khí nông nghiệp và cơ khí thực phẩm: Đây là ngành học bao gồm phương pháp tính toán, thiết kế, chế tạo các thiết bị hoạt động trong lĩnh vực bảo quản và chế biến thực phẩm, đồng thời giải đáp và phản hồi các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ khí thực phẩm,…
Những điều cần lưu ý khi lựa chọn học ngành Cơ khí
Đam mê tạo ra sản phẩm tốt hơn
Ngành Cơ khí không những đòi hỏi ở người học tính tỉ mỉ, cẩn thận mà còn yêu cầu khả năng sáng tạo và lối tư duy bứt phá. Ngoài việc sử dụng các loại máy móc sẵn có, việc chế tạo ra một sản phẩm mới mẻ hoặc cải tiến các quy trình hay sản phẩm cũ chắc chắn sẽ mang lại điểm cộng lớn cho quá trình làm việc và nghiên cứu của bản thân bạn.
Có năng lực trong các môn tự nhiên
Có nhiều yêu cầu đầu vào đối với ngành Kỹ thuật cơ khí tùy thuộc vào định hướng chuyên môn, tuy nhiên đều có điểm chung là yêu cầu người học phải có nền tảng tốt về Vật lý, Toán học và có thể là cả Hóa học trong một số lĩnh vực. Cơ khí là một ngành Vật lý ứng dụng, do đó người học không nên chỉ học thuộc công thức mà còn cần phải hiểu rõ nguyên tắc vận hành đằng sau đó.
Học Cơ khí đòi hỏi sinh viên phải có con mắt đánh giá và khả năng nhìn nhận các yếu tố khác nhau trong thế giới vật lý. Bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn nếu giỏi cả về kiến thức Toán học, Vật lý và đam mê giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng chúng vào công việc thực tế.
Chọn lĩnh vực chuyên môn phù hợp
Khi chọn theo đuổi ngành Cơ khí, bạn sẽ phải lựa chọn một chuyên môn để tập trung trau dồi kiến thức và phát triển. Trong những năm học đầu và bắt đầu làm quen với nền tảng kiến thức Cơ khí, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng về việc chọn chuyên ngành và hướng đi phù hợp với bản thân càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm đến giảng viên hoặc các anh chị đi trước để xin lời khuyên. Việc này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức và rất có lợi cho con đường thăng tiến trong công việc sau này.
Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ khí
Sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khí, sinh viên có thể đảm nhận một trong các công việc như: Thiết kế, lập bản vẽ, lắp đặt hay gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, phân xưởng, công trình, công ty cơ khí hoặc làm chuyên viên thiết kế, tư vấn, sửa chữa máy móc,… Cụ thể như sau:
- Kỹ sư vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí tại các công ty sản xuất, kinh doanh ô tô, tàu thủy, thiết bị phục vụ quốc phòng,…
- Chuyên viên tư vấn, quản lý, điều hành kỹ thuật hay nghiên cứu viên tại các nhà máy, công ty, các trường đại học, viện nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật có liên quan đến cơ khí.
- Quản lý tại các nhà máy, xí nghiệp, chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng cơ khí tại các nhà ga, bến cảng, xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa hay nhà máy sản xuất phụ tùng, lắp ráp máy động lực.
- Cán bộ tại Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Xây dựng,…
- Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, yêu cầu phải có kiến thức về cơ khí, am hiểu các phần mềm.
- Lập trình, gia công máy CNC.
- Chuyên viên lắp đặt máy móc, thiết bị cơ khí tại các nhà máy, công trình hay khu công nghiệp.
- Chuyên viên gia công sản phẩm như: Tiện, hàn, phay, gia công vật liệu.
Mức lương ngành Cơ khí
Mức lương cơ bản của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật cơ khí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, khối lượng công việc, kinh nghiệm làm việc, trình độ, kỹ năng và cấp bậc quản lý… Đối với sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm và nhiều kỹ năng thì mức lương có thể dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng.